Lăng Gia Long

Lăng Gia Long

Lăng Gia Long không chỉ là nơi an nghỉ của vị vua sáng lập ra triều Nguyễn mà còn là minh chứng cho tình cảm chung thủy, sắt son của vua dành cho Hoàng hậu. Hai mộ đá cạnh nhau trải qua hàng trăm năm thể hiện cho sự gắn bó, đồng hành lúc sinh thời và cả khi qua bên kia thế giới.

Khi đi du lịch Huế, nếu là người yêu thích lịch sử – văn hóa hẳn du khách sẽ muốn ghé thăm nơi an nghỉ của vị vua đầu tiên sáng lập ra triều Nguyễn. Lăng Gia Long Huế không những có vị trí phong thủy đẹp bậc nhất trong những lăng vua triều Nguyễn mà còn nổi tiếng bởi chuyện tình sắt son giữa bậc Đế vương và Thừa Thiên Cao hoàng hậu.

Lăng mộ vua Gia Long có tên gọi khác là Thiên Thọ Lăng, được xây dựng trong 6 năm (1814-1820) gồm nhiều lăng tẩm trong hoàng quyến vua Gia Long. Tổng thể lăng nằm trong một vùng núi hoang sơ, sơn thủy hữu tình thuộc thôn Định Môn, xã Hương Thọ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Toàn bộ quần thể lăng gồm 42 ngọn núi, đồi lớn nhỏ, trước lăng nổi bật là núi Đại Thiên Thọ nằm án ngữ, sau có 7 ngọn núi làm hậu chẩm.

Trước đây, để đến lăng Gia Long thì cách di chuyển duy nhất là đường thủy, đi đò hoặc thuyền xuôi theo dòng Sông Hương qua chùa thiên Mụ, điện Hòn chén Tuy nhiên ngày nay du khách đã có thể đến nơi đây bằng 2 lối:

  • Đi qua cầu phao do người dân xây dựng bắc qua sông Tả Trạch;
  • Đi đường lớn chạy qua cầu Tuần, lăng Minh Mạng và cầu Hữu Trạch bắc qua con sông cùng tên.Vua Gia Long sinh năm 1762 có tên húy là Nguyễn Phúc Ánh (thường gọi là Nguyễn Ánh), là vị vua sáng lập ra nhà Nguyễn – triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông lên ngôi năm 1802 và trị vì đất nước đến khi qua đời năm 1820. Vốn là một võ tướng nên vua Gia Long vô cùng mạnh mẽ, tuy nhiên hiếm người biết rằng vị vua này còn có một mối tình chung thủy, nghĩa tình với Thừa Thiên Cao hoàng hậu.

    Bà Tống Thị Lan (Thừa Thiên Cao hoàng hậu) là ái nữ của Ngoại tả Chưởng dinh Tống Phước Khuông. Bà không những nổi tiếng xinh đẹp, nhẹ nhàng mà hành xử lễ nghĩa lại rất có phép tắc, lễ độ. Vào cung từ năm 18 tuổi, bà trở thành Nguyên phi và luôn phò tá, đồng hành bên vua trải qua biết bao cuộc thăng trầm, bể dâu của thời cuộc.

    Nghĩa tình vợ chồng sắt son giữa vua và hoàng hậu khiến nhiều người cảm động, nhất là thông qua những việc vua làm sau khi hoàng hậu qua đời. Năm 1814, vua vì quá thương tiếc hoàng hậu nên đã quyết định xây dựng lăng phần mô phỏng lễ hợp lăng của người xưa để sau băng hà cũng được an táng bên cạnh người tri kỷ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *